Phần 1:Giới thiệu việc dạy và học Ngữ Văn ở trường THCS vàTHPT Lê Quý Đôn

Ở trường THCS và THPT Lê Quý Đôn, bộ môn Ngữ văn được gọi là môn học sáng tạo trong yêu thương! Mỗi giờ học Ngữ văn, học sinh được đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, được thoả sức sáng tạo trong hạnh phúc để trưởng thành. Dưới sự dẫn dắt của các thầy cô, chương trình giáo dục THPT mới, các tiết học Ngữ văn giống như những giờ khai phá để tạo ra cái mới! Đã qua rồi cái thời học văn là ngồi ghi chép, rồi học thuộc lòng. Ở môn Ngữ văn, học sinh được tự mình “đi lại quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ” (dẫn lời nhà giáo Phạm Toàn), đặt mình trong bối cảnh nghệ thuật, hoá thân vào nhân vật và sống lại cuộc đời nhân vật hay chủ thể trữ tình. Từ đó, các em tự cảm nhận để thấu hiểu những mảnh đời, những số phận, những hoàn cảnh trong cuộc đời. Học sinh thấy cuộc sống xung quanh mình thật tươi đẹp, thấy mình may mắn để yêu cuộc sống hiện tại, trân trọng những gì đang có, biết ơn thế hệ đi trước, biết sống trách nhiệm và vươn lên. Những giờ học Ngữ văn cũng thật gần gũi bởi ở đó, các em được rèn 4 kĩ năng: Đọc - Viết – Nói – Nghe, sẽ được học cách để diễn đạt cho trôi chảy, biết cách tạo nên những câu nói đẹp, những cách ứng xử văn minh, lịch sự, những bài luận sắc sảo và cao hơn các em trở thành những con người tinh tế nhạy cảm, biết sẻ chia, yêu thương. Có thể nói thông qua Văn học các em có thể tích luỹ được vô vàn những tri thức quý giá cho bản thân. Văn học giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử đất nước, về văn hoá, phong tục của các vùng miền khác nhau. Không có thước đo nào đo được giá trị của Văn học mang đến cho đời sống con người. Thông qua tác phẩm văn học có thể tái hiện được bức tranh quý giá, một giai thoại hào hùng của lịch sử dân tộc. Đặc biệt, ở mỗi giờ Văn học sinh được thúc đẩy phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cùng tư duy phản biện. Những chủ đề luôn được đặt ra sau mỗi bài học để các em đào sâu, phản biện và tự tin phát biểu, thầy cô giáo luôn khuyến khích học sinh đưa ra cái mới, đưa ra ý kiến riêng và sử dụng các lập luận, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến cá nhân. Với phương pháp dạy học kiến tạo đó, học sinh sẽ nắm được tri thức, biết được cách học; học sinh áp dụng được những kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống; để chung sống và khẳng định chính mình. Thế giới luôn thay đổi và phát triển không ngừng và mỗi học sinh phải luôn chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để bắt nhịp, chủ động hội nhập với thế giới và môn Ngữ văn cùng các môn học khác sẽ giúp các em bay cao, bay xa đến những chân trời khát vọng.

Phần 2. PHƯƠNG CHÂM GIÁO DỤC

Các lớp khối A, D: Ở những lớp định hướng theo nhóm kiến thức này, học sinh được học 7 tiết Ngữ văn một tuần, trong đó 4 tiết theo chương trình cơ bản và 3 tiết chuyên đề, luyện thi nhằm bổ trợ, nâng cao thêm kiến thức và tăng cường các kĩ năng cho học sinh. - Với chương trình cơ bản, nhà trường đảm bảo học sinh được học chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, luôn cập nhật, thay đổi phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với đối tượng học sinh. - Với chương trình bổ trợ, nâng cao, thầy cô giáo trong nhà trường tổng hợp, tham khảo, biên soạn từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bài học, bài tập xuyên suốt cấp học. Nội dung chương trình bổ trợ và nâng cao được xây dựng với mục tiêu: Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn, phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic cho học sinh. Đặc biệt với các lớp khối D, học sinh được học các chuyên đề chuyên sâu. Trong quá trình học, nhà trường tổ chức thi Khảo sát chất lượng định kỳ theo tổ hợp môn thi Đại học để các em được cọ xát, làm quen với các dạng đề thi. Tất cả những điều đó nhằm rèn tư duy, kỹ năng đọc hiểu, viết các kiểu văn bản để học sinh chủ động, tự tin trong kì thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và Đánh giá năng lực ở các trường Đại học. 2. Lớp H – lớp chất lượng cao: được vận hành theo chương trình chuẩn của Bộ GDĐT. Ở những lớp này, học sinh được học năm tiết Ngữ văn một tuần, trong đó có bốn tiết cơ bản và một tiết bổ trợ. Cùng với sự tỉ mỉ, tận tâm, mỗi tiết học, các thầy cô giáo tận tình hướng dẫn học sinh chủ động nắm chắc kiến thức cơ bản về thể loại một cách rõ ràng, dễ hiểu, cô đọng nhất. Sau buổi học, thầy cô  giáo sẽ giao những bài tập về nhà phù hợp với năng lực học sinh để các em luyện tập, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng, khơi dậy trong các em niềm đam mê văn chương, các em sẽ tự tin bước vào các kì thi Tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường Đại học. Với mô hình lớp học cùng những mục tiêu trên, việc dạy và học môn Ngữ văn ở khối THPT hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu học tập và thi cử theo chương trình mới, đã đạt được những thành tích đáng kể trong các kì thi Tốt nghiệp THPT; xét tuyển vào các trường Đại học trong và ngoài nước. Với chương trình này, các em sẽ được khai mở, được trải nghiệm khám phá bản thân, hiểu sâu hơn giá trị cuộc sống, tin yêu cuộc sống của mình, sống có mục tiêu, ước mơ, khát vọng, sống nhân ái, yêu thương, giúp các em tự tin, tỏa sáng, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống.

I. Khái quát chung

Mục tiêu chương trình môn Toán cấp THPT mà trường THCS & THPT Lê Quý Đôn hướng đến bao gồm: xây dựng cho học sinh các năng lực Toán học (tư duy và lập luận, mô hình hóa, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng công cụ, phương tiện Toán học); khơi gợi niềm đam mê, ham thích với môn Toán; giúp các con khám phá được các ứng dụng thực tiễn của môn Toán đồng thời hỗ trợ các con trong việc định hướng lĩnh vực, ngành nghề yêu thích. Ngay từ năm học lớp 10, Nhà trường tổ chức phân hóa học sinh theo các khối để các con có thể tập trung học và luyện thi theo ngành nghề mà mình hướng đến. Với đội ngũ giáo viên lâu năm, giàu kinh nghiệm trong việc dạy và luyện thi, các con sẽ nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô để có thể tự trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Học sinh cũng sẽ được tạo điều kiện tối đa để hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực Toán học cũng như các năng lực chung. Trường THCS & THPT Lê Quý đôn luôn chú trọng đến việc đảm bảo sự cân đối giữa việc “học” và “vận dụng” kiến thức vào thực tế. Trong quá trình học và áp dụng Toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là computer và máy tính cầm tay để hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề Toán học. Nhà trường có một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, từ các phòng Tin học, các phòng thí nghiệm Vật lí, Hóa học, phòng STEM để phục vụ tốt cho học sinh trong các tiết học liên môn cũng như những tiết học thực hành - trải nghiệm đầy bổ ích và hứng khởi. Chương trình Toán của trường THCS & THPT Lê Quý Đôn dành cho các lớp có từ 5 đến 7 tiết Toán học. Học sinh sẽ được học theo chương trình của Bộ GD&ĐT với những thay đổi cập nhật về phương pháp dạy học và nội dung chương trình mới, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc dạy học phát triển năng lực cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Với mỗi tiết học, các thầy cô luôn hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản một cách chủ động, tích cực nhất. Với nội dung bổ trợ phù hợp từ khối 10 đến khối 12, học sinh sẽ có đầy đủ kiến thức, kĩ năng để có thể đáp ứng tốt kì thi THPT quốc gia. Ngoài ra, Nhà trường còn tổ chức các kì thi khảo sát cho các môn thi tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá sự tiến bộ trong tư duy toán học, giúp cho giáo viên và chính bản thân học sinh biết cách điều chỉnh cách thức học tập trên lớp, tự học, cũng như kỹ năng dự thi, trình bày bài thi. Đặc biệt, đối với học sinh có năng lực nổi bật về môn Toán, Nhà trường sẽ tạo điều kiện để các con có thể tham gia các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao năng lực, có thành tích tốt khi tham gia các kì thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế. Đối với học sinh có năng lực còn hạn chế so với mặt bằng chung, các con sẽ được tham gia vào nhóm lớp phụ đạo hoàn toàn miễn phí do Nhà trường tổ chức nhằm giúp học sinh dần dần bắt kịp các bạn.

II. Chương trình dành cho các khối lớp

1. Lớp A và D Chương trình dành cho các lớp này gồm 7 tiết Toán/1 tuần, trong đó có 4 tiết cơ bản và 3 tiết chuyên đề theo định hướng ôn thi tốt nghiệp THPT. Về chương trình cơ bản, các con được học theo chương trình GDPT 2018 được Bộ GDĐT ban hành. Với 3 tiết chuyên đề, các con sẽ được thầy/cô rèn giũa, nâng cao năng lực để đáp ứng được yêu cầu của kì thi tốt nghiệp THPT. Các con được rèn luyện, thử thách bản thân thông qua các tài liệu bổ trợ được giáo viên nhà trường tổng hợp biên soạn từ các nguồn sách tham khảo của các tác giả và các nhà Toán học có uy tín (ví dụ: CC thần tốc; Bí quyết chinh phục điểm cao kì thi THPT Quốc gia; MEGA; 3 Steps – Tiết lộ bí quyết 3 bước đạt 8+; Công phá môn Toán 10, 11, 12; v.v…) kết hợp với đặc điểm riêng của Nhà trường trên cơ sở phù hợp với năng lực học tập của học sinh. Đặc biệt, các con sẽ nhận được trợ giúp của thầy/cô trong việc ôn luyện thi Toán bằng tiếng Anh để các con có thể tham gia các kì thi như AMC, TIMO và nhất là SAT. Tham gia lớp A, D, các con sẽ được học các tổ hợp bộ môn đảm bảo cho việc dự tuyển Đại học với số lượng các khối ngành ở mức tối đa. 2. Lớp H Chương trình dành cho các lớp khối H gồm 5 tiết/tuần. Học sinh sẽ được học theo chương trình cơ bản như các lớp khác. Học sinh sẽ có rất nhiều cơ hội để tìm hiểu, trải nghiệm, áp dụng kiến thức vào thực tế với những tiết học thực hành – trải nghiệm đầy hứng khởi và bổ ích. Học sinh cũng được tạo điều kiện để tìm hiểu rõ hơn thế mạnh của bản thân để tìm ra con đường đúng đắn nhất hoàn thiện bản thân. Một cách khái quát, chương trình môn Toán cấp THPT của trường THCS & THPT Lê Quý Đôn nhắm đến mục tiêu phát triển năng lực tư duy toán học của học sinh, hướng các em trở thành những học sinh có đam mê toán học, chủ động, tích cực trong việc học, đặc biệt là năng lực tự học và  năng lực tư duy Toán sẽ đồng hành các em trong suốt cuộc đời.

PHẦN I. XU THẾ THỜI ĐẠI VÀ THẾ MẠNH TIẾNG ANH TRƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN

Trong thế kỉ XXI và đặc biệt là trong những thập niên gần đây, thuật ngữ “toàn cầu hoá” trở nên vô cùng quen thuộc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Sự kết nối con người ở khắp mọi nơi trên thế giới khiến cho nhu cầu giao tiếp, trao đổi trở nên lớn hơn bao giờ hết. Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, tầm quan trọng của Tiếng Anh là không thể phủ nhận vì nó được dùng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, và dần được coi là ngôn ngữ toàn cầu. Đặc biệt, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Những bậc phụ huynh thời đại mới, cũng nhận ra được những cơ hôị rộng mở cho con em mình, nếu như các con có thế mạnh về ngôn ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh. Đó cũng là lý do vì sao nhiều cơ quan giáo dục ngày nay tiến hành giảng dạy bằng Tiếng Anh, cũng như phổ cập chuẩn đầu ra ngoại ngữ (Chủ yếu là Tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Các trung tâm đào tạo Tiếng Anh cũng tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu học tập trong thời đại mới. Xu thế thời đại với mục tiêu phổ cập Tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, chú trọng nâng cao năng lực giao tiếp, kết nối vừa là cơ hội, vừa là thử thách cho các nhà giáo dục và trường học thời đại mới. Sớm nhận ra xu thế đó, trường THCS và THPT Lê Quý Đôn, với thế mạnh đào tạo Tiếng Anh, luôn luôn thích ứng, tích cực đổi mới về giáo trình, chương trình dạy học nhằm cung cấp cho học sinh môi trường rèn luyện Tiếng Anh tốt nhất. Qua rất nhiều năm, bộ môn Tiếng Anh của trường THCS và THPT LÊ QUÝ ĐÔN luôn là một địa chỉ đáng tin cậy cho phụ huynh học sinh có nguyện vọng cho con em cơ hội nâng cao khả năng Tiếng Anh. Học sinh trường THCS và THPT Lê Quý Đôn có trình độ Tiếng Anh khá tốt khi luôn nằm trong TOP những trường có điểm đầu ra cao. Ngoài ra, ngay từ nhiều năm học trước, nhà trường đã có nhiều mô hình tiếp cận với các chương trình và các cuộc thi chứng chỉ quốc tế,  nhiều học sinh đạt kết quả IELTS trên 6.5, và rất nhiều giải thưởng quốc tế khác.

PHẦN II. PHƯƠNG CHÂM GIÁO DỤC

TRƯỜNG THCS VÀ THPT LÊ QUÝ ĐÔN là mô hình trường học chất lượng cao tăng cường tiếng Anh. Với phương châm luôn đổi mới phương pháp, tiếp cận các chương trình học tiên tiến nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho người học, mô hình giảng dạy tiếng Anh của Nhà trường bao gồm 3 phân môn chính: 1. Chương trình cơ bản của bộ giáo dục và đào tạo: Nhà trường đã không ngại đổi mới, hướng đến các kĩ năng ngôn ngữ hoàn thiện nhất cho học sinh, bộ sách ENGLISH DISCOVERY của nhà xuất bản PEARSON được lựa chọn với nhiều phần học phong phú theo phương pháp giao tiếp, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, phát huy phẩm chất năng lực người học. 2. Chương trình IELTS dành cho học sinh các lớp E, G: với thời lượng 2 tiết/ tuần với giáo viên Việt Nam và 2 tiết/ tuần với GVNN và được đảm nhiệm bởi các giáo viên có nghiệp vụ sư phạm tốt đã có chứng chỉ quốc tế, chương trình giúp học sinh tiếp cận và xử lý các dạng bài, kĩ năng cho kì thi IELTS. Nhiều học sinh của Nhà trường đã đạt đươc những thành tích cao và có lợi thế trong việc sử dụng các chứng chỉ này xét tuyển đại học trong nước, du học và vào các trường cấp 3 trong thành phố. 3. Chương trình giáo viên nước ngoài: sử dụng 100% sách nhập khẩu từ nước nói tiếng Anh bản địa, hỗ trợ đắc lực cho HS các kĩ năng nghe, nói, viết và mức độ tăng dần giúp các con tiếp cận trọn vẹn một bộ sách tiếng Anh chính thống. Từ đó tăng cường các kĩ năng ngôn ngữ, đặc biệt 90% giáo viên nước ngoài đều là người bản địa thuận lợi tạo môi trường phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

PHẦN III. CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ

Định hướng giáo dục của trường THCS và THPT Lê Quý Đôn là giáo dục toàn diện. Do đó, bên cạnh chương trình học tiếng Anh theo sách giáo khoa của Sở GD&ĐT Hà Nội, chương trình tăng cường, chương trình tiếng Anh với GVNN, các hoạt động ngoại khoá nhằm thúc đẩy tinh thần học tập và tạo môi trường thực hành, rèn luyện bộ môn được đặc biệt chú trọng và tổ chức thường xuyên trong năm học. Xuyên suốt học kỳ I, các hoạt động ngoại khoá của bộ môn Tiếng Anh được tổ chức với các hình thức phong phú và hấp dẫn. Tiêu biểu là English Day, thường được tổ chức vào các dịp lễ lớn như Halloween hoặc Christmas. Tham dự English Day, các Doners được trải nghiệm các chuỗi hoạt động đa dạng nhằm khai thác tối đa năng lực sử dụng tiếng Anh theo chủ đề. Bên cạnh đó, các con được tạo cảm hứng để thêm yêu thích môn học tiếng Anh qua các trò chơi thú vị và mới mẻ. Ngoài ra, học sinh Lê Quý Đôn còn được tương tác, thể hiện mình khi tham dự English Festival do quận Nam Từ Liêm tổ chức và nhiều năm liền đạt giải Đặc biệt cấp Cụm, giải Nhất cấp Quận. Hoạt động nổi bật nhất trong học kỳ II là Showcase Day do các GVNN phụ trách chính. Đây là cơ hội để học sinh các khối được tham gia hùng biện về các chủ đề mang tính thời sự. Qua đó, các con thể hiện được kĩ năng nói tiếng Anh tuyệt vời của mình cũng như có cơ hội được cọ sát với các học sinh thuộc các khối khác nhau trong trường. Các dự án môn học cũng được thực hiện thường xuyên ở cấp độ nhóm, lớp học do các học sinh thực hiện chuẩn bị và thuyết trình, tăng khả năng nói tiếng Anh của các con học sinh và sự tự tin qua mỗi tiết học. Đội ngũ MC tiếng Anh của học sinh trong Nhà trường kết hợp với chương trình bồi dưỡng MC nói chung được thực hiện với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo luôn phát hiện và bồi dưỡng các tài năng từ học sinh các khối lớp. Trong các năm học, nhà trường đều duy trì hoạt động Giao lưu quốc tế với các trường học Singapore như Merian, Marsiling, Hua Yi… Học sinh Lê Quý Đôn và Singapore được tạo cơ hội học tập cùng nhau cũng như giao lưu văn hoá thông qua các hoạt động bổ ích và lý thú.

PHẦN IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Nhà trường tổ chức các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ để đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh. Các bài kiểm tra thường xuyên được phân bổ đều vào các kỹ năng ngôn ngữ: Ngữ pháp, từ vựng, nghe, đọc, viết và các dự án thuyết trình kiểm tra kỹ năng nói Tiếng Anh. Bài kiểm tra định kỳ và cuối kỳ bao gồm đầy đủ các kỹ năng và có trọng số điểm đồng đều, giúp học sinh được đánh giá bao quát nhất. 2. Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của THCS và THPT Lê Quý Đôn Bên cạnh những bài kiểm tra theo định dạng của Sở Giáo dục và đào tạo, nhà trường tổ chức các bài kiểm tra định kỳ theo tháng: Đối với học sinh THCS là bài kiểm tra đánh giá theo định dạng đề thi vào 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Đối với học sinh THPT là bài kiểm tra đánh giá theo định dạng đề thi tốt nghiệp THPT. Riêng lớp G của khối THCS sẽ có thêm các bài kiểm tra đánh giá theo định dạng đề thi vào 10 của các trường chuyên trong địa bàn và bài thi theo định dạng IELTS ở cuối mỗi kỳ/ năm học. Lớp D0 của khối THPT sẽ có thêm bài kiểm tra đánh giá theo định dạng IELTS ở cuối mỗi kỳ/ năm học. 3. Tham dự các kì thi học sinh giỏi trong nước và các kỳ thi quốc tế Cùng với các bài thi bắt buộc theo chương trình học ở mục 1 và 2, nhà trường liên tục cập nhật cũng như liên kết với các tổ chức trong, ngoài nước để tạo điều kiện cho học sinh được tham dự các kỳ thi uy tín khác. Đó là các kỳ thi HSG cấp Cụm/ Quận/ Thành phố: Nhà trường chú trọng chọn lọc các học sinh giỏi, tiêu biểu của từng khối để đào tạo, bồi dưỡng thêm ngoài giờ, cử học sinh tham dự, tạo cơ hội cho học sinh chứng tỏ năng lực và nâng cao thành tích cá nhân. Bên cạnh đó là các kỳ thi quốc tế: Nhà trường liên tục cập nhật các kỳ thi quốc tế, động viên tất cả các học sinh tham gia để cọ xát với các học sinh trong, ngoài nước để mở mang tầm nhìn và đẩy mạnh tinh thần, động lực học tập. Các kỳ thi mà nhà trường đã và đang liên kết tổ chức bao gồm: Toefl junior, KILC, Hippo, KET, PET, IELTS.

PHẦN V. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CẤP THPT